Bí Tiểu Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bí tiểu khi mang thai là một vấn đề không hề hiếm trong thời kỳ thai nghén, nhưng lại gây ra không ít lo lắng cho các bà bầu.

Bí tiểu khi mang thai là một trong những vấn đề không được nhiều người chú ý, nhưng lại có thể gây ra những rủi ro đáng kể đối với sức khỏe của mẹ và em bé. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Bí tiểu khi mang thai là một vấn đề không hề hiếm trong thời kỳ thai nghén, nhưng lại gây ra không ít lo lắng cho các bà bầu. Tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bí tiểu khi mang thai một cách hiệu quả nhất.

Nguyên Nhân của Bí Tiểu Khi Mang Thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, và một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu bao gồm tử cung ngả sau, sỏi tiết niệu, và thoát vị bàng quang. Nhận biết và hiểu rõ về các nguyên nhân này là quan trọng để có biện pháp điều trị phù hợp.

Triệu Chứng của Bí Tiểu Khi Mang Thai

Các triệu chứng thường gặp của bí tiểu khi mang thai bao gồm tiểu tiện không thông, đau buốt ở bụng dưới, và cảm giác căng trướng. Những dấu hiệu này không chỉ gây phiền toái mà còn đáng lo ngại về sức khỏe.

Cách Điều Trị Bí Tiểu Khi Mang Thai

1. Đặt Thông Tiểu

Trong trường hợp bí tiểu cấp, việc đặt thông tiểu là phương pháp được ưa chuộng nhất. Điều này giúp giảm áp lực lên bàng quang và giải quyết tình trạng bí tiểu một cách nhanh chóng.

2. Kiểm Soát Bàng Quang và Khung Chậu

Các bài tập kiểm soát bàng quang và tập cơ sàn chậu có thể giúp cải thiện hoạt động của hệ thống tiểu tiện và giảm nguy cơ bị bí tiểu khi mang thai.

3. Uống Nhiều Nước và Bổ Sung Vitamin C

Uống đủ nước và bổ sung vitamin C không chỉ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu mà còn giữ cho cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh.

Bí tiểu khi mang thai là một vấn đề không hề hiếm trong thời kỳ thai nghén, nhưng lại gây ra không ít lo lắng cho các bà bầu.
Bí tiểu khi mang thai là một vấn đề không hề hiếm trong thời kỳ thai nghén, nhưng lại gây ra không ít lo lắng cho các bà bầu.

Chữa Bí tiểu khi mang thai bằng y học cổ truyền

Bí tiểu khi mang thai là Khi có thai 7-8 tháng, tiểu tiện từng giọt  không thông, nặng thì bụng dưới trướng căng, lòng ngực bực tức, không nằm được đông y gọi là chuyển bào. Thiên phụ nhân tạp bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược có đoạn chép: “‘ Đàn bà bị bệnh, ăn uống như thường, bứt rứt, nóng nẩy, không nằm được phải ngồi dựa lưng mà thở, đó là bệnh chuyển bào, đái không được do bàng quang bị chèn ép cho nên sinh bệnh này, chỉ thông lợi tiểu tiện thì khỏi, chữa thì dùng bài “Thận chí hoàn” người xưa cũng gọi bệnh này là bào chuyển. Bệnh bào chuyển cũng có thể phát ra trong lúc bình thường, tuy nhiên người có thai thì thấy nhiều hơn.

Chứng bí tiểu khi mang thai nhẹ, chỉ có đi đái luôn luôn són ra từng giọt thì giống với chứng tử lâm nên cần phải chú ý phân biệt. Chứng chuyển bào nặng thì đái từng giọt không thông, bụng dưới trướng căng đau tức, chứng nhẹ thì chỉ đái luôn ra từng giọt lúc đái không đau, đái rồi thì đỡ, chứng tử lâm thì bụng dưới không trướng đau, chỉ có lúc đái ra dầm dề là đau.

NGUYÊN NHÂN BÍ TIỂU KHI MANG THAI

Bệnh này có hư, có thực; thuộc hư thì có khí hư, thận hư, thuộc nhiệt thì có thấp nhiệt uất kết, khí trệ không lưu hành. Phòng khám đông y Hoàn xuân đường chia ra các thể bệnh sau:

A. CHỨNG HƯ

  • Khí hư

Phần nhiều vì thể chất vốn yếu, khí trung tiêu suy kém không thể nâng thai lên được, thai nặng sa xuống, đè ngẹt bàng quang, hoặc phế khí hư yêu không thấu xuống bàng quang được làm cho thuỷ đạo không thông lợi.

  • Thận hư

Thận khí không đầy đủ, không thể làm ấm dương khí của bàng quang, công năng hóa khí hành thỷ bị ảnh hưởng mà mất điều hòa.

B. CHỨNG THỰC

  • Thấp nhiệt

     Lo lắng uất giận hoặc hay ăn đồ béo, uất lâu hóa nhiệt, thấp nhiệt dồn xuống bàng quang, nhiệt uất khí kết làm cho đường nước không lợi.

  • Khí trệ

Ăn uống dùng sức mang nặng hoặc nhịn đái lâu, khí bức bách vào bọng đái, uất trệ lại không thông.

CHỮA CHỨNG BÍ TIỂU KHI MANG THAI

A. BÍ TIỂU KHI MANG THAI DO HƯ CHỨNG

  1. Thể khí hư

1.1. Triệu chứng

    Có thai đi đái từng giọt không thông hoặc đái luôn mà ít, rốn và bụng căng trướng mà đau, sắc mặt trắng bệch, tim hồi hộp, đầu nặng choáng váng, tinh thần mệt mỏi, sức lực kém, đại tiện không khoan khoái, chất lưỡi nhợt rêu mỏng.

1.2. Phương pháp điều trị: bổ khí thăng đề để nâng thai lên.

1.3. Phương thuốc: dùng bài Cử thai tứ vật thang

Đương quy 8g Nhân sâm 8g
Bạch thược 12g Bạch truật 12g
Thục địa 12g Thăng ma 8g
Xuyên khung 4g Trần bì 6g
  1. Thể thận hư

2.1. Triệu chứng

     Có thai mà đi đái luôn và ngắn, sau đó đái không thông, bụng dưới đầy trướng mà đau, nằm không được, sắc mặt xám, tay chân sưng phù, thân thể mệt mỏi, đầu choáng, sợ lạnh, lưng chân rủ mỏi, đại tiện lỏng hoặc mờ sáng tiết tả, chất lưỡi nhợt rêu mỏng, trầm hoạt vô lực.

2.2. Phương pháp điều trị: ôn thận, hóa khí, thông thủy.

2.3. Phương thuốc: dùng bài thận khí hoàn.

Địa hoàng 160g Phục linh 120g
Phụ tử nướng 40g Sơn dược 160g
Trạch tả 120g Quế chi 40g
Sơn thù 160g Đơn bì 120g

Tám vị trên tán bột, luyện mật làm hoàn bằng hạt ngô đồng, mỗi lầ uống 15-20 viên với rượu, ngày 2 lần,

B. BÍ TIỂU KHI MANG THAI CHỨNG THỰC

  1. Thể thấp nhiệt

1.1. Triệu chứng

Có thai vài tháng, đi đái vàng và ngắn, sau đó thì bí đái lại, thậm chí bụng dưới trướng đau, nằm ngồi không yên, sắc mặt ửng đỏ,tâm phiền, đầu nặng mà tối sầm, miệng đắng, đại tiện táo bón hoặc ỉa lỏng mà không khoai khoái, chất lưỡi hơi đỏ rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác.

1.2. Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, trù thấp.

1.3. Phương thuốc: dùng bài tam bổ hoàn gia hoạt thạch.

Hoàng liên 20g Hoàng bá 20g
Hoàng cầm 20g Hoạt thạch 20g

Các vị tán nhỏ, hòa với mật ong, làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên, ngày uống 2 lần.

  1. Thể khí trệ

2.1. Triệu chứng

     Có thai 7-8 tháng bỗng nhiên đái không thông, bụng dưới trướng căng, đau đớn, trong lòng bứt rứt, không nằm được, ăn uồn kém, rêu lưỡi bình thường, mạch trầm huyền.

2.2. Phương pháp điều trị: điều khí hành kinh.

2.3. Phương thuốc: dùng bài Phân khí ẩm gia sài hồ, bạch thược.

Trần bì 6g Cát cánh 8g
Tô nghạnh 12g Phục linh 12g
Đại phúc bì 4g Chỉ xác 4g
Bán hạ 6g Chi tử 6g
Bạch truật 12g Cam thảo 4g

Trong bài viết này, chúng tôi đã tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bí tiểu khi mang thai. Việc kiểm soát bí tiểu là một phần quan trọng của quá trình thai kỳ, và việc nắm bắt thông tin này sẽ giúp các bà bầu duy trì sức khỏe tốt nhất cho bản thân và em bé của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *