Chữa chứng sợ lạnh sợ gió bằng đông y

Chứng sợ lạnh sợ gió, nguyên nhân và cách điều trị

 

 

CHỨNG SỢ PHONG HÀN

Sợ phong hàn chỉ chứng bệnh có cảm giác sợ lạnh, thường gặp khá nhiều trong các bệnh thuộc nội thương, ngoại cảm, và mang các tên gọi như “Ố hàn”, “Úy hàn”, “Ố phong”.

Sợ lạnh do phong hàn uất ở Phế kiêm khí trệ

Sợ Lạnh sợ gió, không ra mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, đau đầu, đau mình, mạch Phù, rêu lưỡi trắng,là thuộc phong hàn bó ở ngoài biểu. nếu thấy khái thấu, tiểu tiện vàng hoặc trướng bụng, là phong hàn uất ở Phế kiêm cả khí trệ, cho uống Hứu thị thất vị ẩm để sơ biểu tán hàn, lý khí tuyên Phế.

Phòng phong Cát cánh
Trần bì Cam thảo
Chỉ xác Trạch tả

Gia giảm : Mùa Xuân gia Bạc hà, mùa Hạ gia Tử tô, màu Thu gia Đại táo, mùa Đông gia Sinh khương. Phong nhiệt, phong ôn gia Kim ngân hoa, Liên kiều. Phong thấp gia Xương truật, Hoắc hương. Cảm cúm gia Ngải diệp. Ho gà gia Tạo giác. Quai bị gia Sài hồ.

Sợ lạnh do ngoại cảm phong hàn kèm đàm thấp thực tích

Nếu thấy chứng khái thấu, suyễn thở, phát sốt, ngực đầy, táo bón, rêu lưỡi nhớt, mạnh Trầm Thực kiêm Hoạt, là bên ngoài cảm phong hàn, bên trong có đàm thấp thực tích, dùng Môn thị nhị trần thông lợi thang để tiêu tích hóa đàm, tán hàn giải biểu.

Phục linh 12g Trần bì 6g
Bán hạ 9g Trích thảo 3g
Chỉ xác 9g Tô tử 6g
Tô diệp 9g Xuyên đại hoàng 6g
Sinh khương 9g

Sắc uống trước bữa ăn.

Sợ lạnh do phong hàn uất nhiệt

Nếu thấy chứng đau bụng, phát sốt, đắng miệng, khái thấu, đờm vàng, đó là phong hàn uất nhiệt làm hạ Phế, cho uống Bùi thị bạch khương thang để khư phong tán hàn, thanh nhiệt chỉ khái.

Bạch chỉ 6g Tiền hồ 10g
Kinh giới 10g Đạm đậu sị 6g
Khương hoạt 10g Hạnh nhân 10g
Bản lam căn 10g Sinh thạch cao 30g
Hoàng cầm 10g

Nếu đau họng, sốt cao, khái thấu, đau mỏi toàn thân, chẩy nước mũi trong, khát nước, Tâm phiền là bên ngoài nhiễm hàn tà, bên trong có nhiệt tà, dùng Diệp thị giải nhiệt hợp tễ để giải biểu thanh nhiệt.

Kinh giới 10g Tử tô 15g
Áp trích thảo 30g Tứ quý thanh 30g
Đại thanh diệp 30g

Cách dùng : Mỗi thang sắc 2 lần. Ngâm thuốc vào nước lạnh 30 phút, sau đó đun nhỏ lửa 20 phút là được. Nếu sốt cao, ngày uống 2 thang, cách 3 giờ uống một lần. Sau khi uống thuốc, nên uống thêm nhiều nước chín. Nói chung sau khi uống thuốc, ra được mồ hôi thì nhiệt giảm.

Chứng sợ lạnh sợ gió, nguyên nhân và cách điều trị
Chứng sợ lạnh sợ gió, nguyên nhân và cách điều trị

Sợ lạnh do phong hàn, trường vị tích nhiệt

Thấy chứng vai gáy đau cứng, khái thấu, hắt hơi, vùng ngực khó chịu  và nôn ọe hoặc đại tiện bí kết, đó là phong hàn bó ở ngoài, Trường Vị tích nhiệt, cho uống Điền thị cát căn thừa khí thang dùng thuốc tân lương, tân ôn để giải cơ biểu, thuốc tân khổ hàm hàn để tả bỏ nhiệt ở trong.

Cát căn 12g Ma hoàng 9g
Quế chi 6g Xích thược 6g
Đại hoàng 8-12g Mang tiêu 3-6g
Cam thảo 6g Sinh khương 9g
Đại táo 2 quả

Cách dùng : Các vị sắc lấy nước. Nước thuốc chia 2 phần. Mang tiêu chia 2 phần. Trước tiên uống một phần nước thuốc hòa vào một phần Mang tiêu. Sau khi uống xong, đắp ấm cho ra chút ít mồ hôi hoặc ỉa lỏng được thì ngừng uống tiếp. Nếu không đại tiện dược thì hai, ba giờ sau, uống nốt nước thuốc còn lại.

Gia giảm : Ra nhiều mồ hôi, giảm liều lượng Ma hoàng, Quế chi. Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, gia Kim ngân hoa, Liên kiều, Huyền sâm, Hoàng cầm. Đại tiện khô kết không thông, tăng liều lượng Đại hoàng, mạng tiêu. Vùng dạ dày và bụng vốn lạnh, đại tiện lỏng, sợ lạnh, giảm liều lượng Mang tiêu, Đại hoàng.

Thời gian giáp ranh hai mùa Đông – Xuân rất dễ cảm mạo phong hàn, có thể uống thuốc dự phòng bằng bài Vương thị gia vị phòng cảm cao.

Hoàng kỳ 150g Đảng sâm 100g
Bản lam căn 100g Bạch truật 100g
Phòng phong 50g

Cách dùng : Các vị thuốc trên sắc 2 lần, lấy nước đặc, lại đem bã thuốc vắt thêm lấy kiệt nước, trộn với nước thuốc lần trước, lọc cho sạch tạp chất, đem cô lại lấy 200-300 ml hào thâm đường cát (đỏ hoặc trắng đều được) hoặc mật ong, đựng vào bình kín, chia làm 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Thời gian uống, nếu không có phản ứng gì đặc biệt, có thể uống kéo dài 1 tháng, Phần nhiều có khả năng hạn chế được cảm mạo.

Sợ lạnh do tỳ thận dương hư

Sợ lạnh hoặc ghét lạnh, chân tay lạnh, mỏi mệt yếu sức, sắc mặt trắng xanh, tiểu tiện trong, đại tiện nhão, có thể có  yếu sinh lý, nhạt miệng, không khát, lưỡi nhạt, mạch Trầm Nhược, đó là Tỳ Thận dương hư, có thể dùng Phó thị ích nguyên tễ để ôn Thân tráng dương, tăng cường thể chất.

Lộc huyết (tiết hươu) 1 phần Bạch tửu (Rượu trắng) 4 phần

Cách dùng : Ngâm thuốc trong một chai dung tích 100 ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10 ml.

Sợ lạnh do phế thận hư

Nếu có chứng sợ lạnh, lưng cũng lạnh, mặt mắt phù nhẹ, suyễn thở, hoặc do ho suyễn kéo dài mà dùng các loại thuốc kích thích gây nên các chứng trạng nói trên là thuộc Phế Thận đều hư, có thể dùng Cố bản bình suyễn thang để ích Thận bổ Phế.

Đảng sâm Ngũ vị tử
Thục địa Hoài sơn
Hạnh nhân Sinh giả thạch
Sinh long cốt Sinh mẫu lễ

Gia giảm : Có chứng Hàn ẩm gia tế tân, can khương. Có nhiệt đàm gia Ngư tinh thảo, Tang bạch bì. Đàm thịnh gia Bán hạ, Đình lịch tử.

Sợ lạnh do tinh khí suy kiệt

Bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, gày còm, chóng mặt hồi hộp, mắt lờ đờ tối xầm, sắc mặt trắng xanh, hơi thở nhỏ yếu, chất lưỡi nhợt bệu, không có rêu hoặc có ít rêu, mạch Vi muốn tuyệt, quanh năm dễ bị cảm mạo, đó là nguyên khí, tinh huyết suy kiệt, cho uống Chu thị tư bổ cường tráng phương.

Hoàng kỳ 10g Đảng sâm 10g
Đương quy 10g Chế thủ ô 10g
Câu kỷ tử 10g Thục địa 6g
Kê nội kim 6g Đan sâm 6g
Trần bì 6g Trích thảo 6g
Nhục quế 3g

Cách dùng : Sắc lấy nước đặc cho uống  từ từ mỗi ngày một thang. Sau khi uống thuốc, uống ngay một bát nhỏ nước canh chim bồ câu (chim bồ câu 1 con, nấu nước đặc, thêm gia vị, nếm vừa miệng là được), hoặc lấy nước canh chim bồ câu hòa vào nước thuốc cho uống một lúc cũng được.

Chứng sợ phong hàn này gặp trong rất nhiều tật bệnh, lâm sàng có thể tham khảo ở các bệnh “Phát nhiệt”, “Khái thấu”, “Rét run” Và “Đau họng”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *