Xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát

Xuất huyết thường xuất hiện tự nhiên nhưng cũng có khi do một va chạm hay thủ thuật dù là rất nhỏ (tiêm, nhổ răng) hoặc do các yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn, nhiễm độc

XUẤT HUYẾT DO GIẢM TIỂU CẦU NGUYÊN PHÁT

PHẦN 1: Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1. Đại cương
Xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát là bệnh mãn tính chảy máu nguyên nhân do giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi, nguyên nhân chưa rõ. điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não. Phác đồ điều trị ở người lớn và trẻ em khác nhau.

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Hiện nay người ta cho rằng đây là một thể tăng năng lách nguyên phát trong đó lách lấy ra từ tuần hoàn một số nhiều tiểu cầu hơn. Các tiểu cầu này dễ vỡ hơn bình thương vì vó những kháng thể tự có kháng tiểu cầu. Các thể mạn tính nhiều khi do tự tạo miễn dịch.
Sự kéo dài tời gian chảy máu một mặt là do sự giảm co mao mạch, mặt khác do không đủ tiểu cầu, ảnh hưởng đén quá trình liên kết của tiểu cầu thành cục máu trắng (cục đông) để tắc mạch máu bị tổn thương. Và tác dụng của cục đông còn tiết ra các yếu tố tiểu cầu tham gia vào quá tình đông máu ở giai đoạn sau.

1.3. Triệu chứng Xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát

1.3.1. Lâm sàng
– Bệnh mang tính chất bẩm sinh, gia đình
– Các đám xuất huyết xảy ra từng đợt, có các đám mới, cũ xen kẽn nhau.
– Có từng đám chảy máu dưới da rải rác khắp cơ thể. Hay chảy máu niêm mạc, nếu chảy máu nội tạng như chảy máu dạ dày, chảy máu não thường nặng.
– gan to vừa phải.

điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não. Phác đồ điều trị ở người lớn và trẻ em khác nhau.
Điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não. Phác đồ điều trị ở người lớn và trẻ em khác nhau.

1.3.2. Cận lâm sàng
– Số lượng tiểu cầu giảm, tiểu cầu không đều.
– Thiếu máu nhẹ, tăng bạch cầu chủ yếu là bạch cầu đa nhân.
– Thời gian chảy máu kéo dài.
– Thời gian co cục máu kéo dài.
– Dấu hiệu dây thắt (+).
– Tủy xương : Số lượng tế bào nhân khổng lồ tăng. Megacaryoyt có thể giảm hoặc mất hẳn.
– Siêu âm : Có thể thấy gan lách to ở mức độ vừa.
– Có thể phát hiện được kháng thể chống tiểu cầu.
1.3.3. các thể lâm sàng
– Thể cấp: Chảy máu ồ ạt trong vài tháng, có thể chảy máu nội tạng dẫn đấn tử vong, hay gặp ở trẻ em.
– Thể mạn: Tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn.
– Thể tiến triển từng đợt: Tương tự như thể mạn tính nhưng có thời kỳ ổn định dài hoặc ngắn, có thể khỏi hẳn.
1.4. Điều trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu
– Truyền máu tươi cùng nhóm hoặc truyền khối tiểu cầu.
– Cocticoit.
– Cắt lách.
– Các thuốc loại trừ miễn dịch.

PHẦN II. Y HỌC CỔ TRUYỀN

2.1. Bệnh danh

Thuộc phạm trù “Huyết chứng”.

2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

– Ngoại cảm tà khí của 4 mùa. Nhiệt độc tiến vào dinh huyết,hóa hỏa động huyết, tổn thương lạc mạch, bức huyết vong hành, tràn ra ngoài mạch dẫn tới xuất huyết dưới da.

– Tỳ thận đều hư: Tỳ hư vừa không thể sinh huyết, vừa không thể thống huyết, thận hư ảnh hưởng đến chức năng cố nhiếp huyết, dẫn tới huyết không đi theo kinh, tràn ra ngoài mạch, thấm ra ngoài da thành xuất huyết dưới da, đi ngoài ra máu hoặc phụ nữ băng lậu kinh, huyết.

– Vốn cơ thể âm hư: Âm hư thì hỏa vượng, huyết theo hảo động, không đi đúng đường dẫn tới xuất huyết.

– Huyết ứ :Huyết sau khi rời kinh dễ ứ trệ, ảnh hưởng đến sự lưu thông của huyết, huyết không quy về kinh, khiến cho xuất huyết càng ngày càng nặng.

2.3. Biện chứng luận trị

2.3.1. Thể khí hư

* Chứng trạng

Xuất huyết dưới da – chủ yếu ở tứ chi từng đợt, hơi mệt mỏi, đầu váng, phụ nữ kinh lượng nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.

* Pháp điều tị

Bổ khí nhiếp huyết

* Bài thuốc.

Tiêu tử điến thang

Chích hoàng kỳ 30g Sinh tây thảo 12g
Bạch truật 12g Đại táo 10g
Đương quy 9g A giao 12g
Bạch thược 12g Thục địa 12g
Đẳng sâm 30g Tiên hạc thảo 30g
Hạn liên thảo 15g

* Ý nghĩa bài thuốc.

Hoang kỳ, đẳng sâm, bạch truật: Kiện tỳ ích khí, khí không hư thì huyết lưu thông bình thường. Đương quy ,Bạch thược: Dưỡng huyết liễm âm. A giao. Hạ liên thảo: Bổ huyết chỉ huyết. Thục địa :Tư âm bổ huyết. Tính của Thục địa nê trệ cho nên dùng Sa nhân trộn vào giảm bớt tính tư nhuận trở ngại tỳ vị. Tây thảo, Tiên hạc thảo: Lương huyết chỉ huyết, thu liễm chỉ huyết. Chỉ huyết – tăng tiểu cầu. Đại táo: bổ tỳ dưỡng dinh hào trung.

Tác dụng của bài thuốc : Bổ khí nhiếp huyết, khiến cho huyết lưu thông theo đường của nó, xuất huyết sẽ tiêu.

2.3.2. Thể huyết nhiệt (thực nhiệt).

* Chứng trạng

Phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da- có trường hợp là ban rêu lưỡi ít, chất lưỡi dỏ sẫm, mạch huyền sác.

* Pháp điều trị

Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

* Bài thuốc.

Thanh huyết phương

Tê giác 6g Ngọc trúc 15g
 Sinh địa 30g Xích thược 12g
Đan bì 9g Tử thảo 9g
Liên kiều 9g Trúc nhự 9g
Tây thảo 9g Sinh hà diệp 1g
Bạch mao căn 30g

* Ý nghĩa bài thuốc.

Tê giác, Sinh địa, Xích thược, Đan bì : Thanh huyết nhiệt, giải độc định kinh là quân dược. Trúc nhự: Thanh nhiệt hóa đàm trừ nôn, có thể tăng công dụng lượng huyết chỉ huyết. mao căn vị ngọt mà không nê trệ, tính hàn mà không thương vị, lợi thủy mà không thương âm, thnah nhiệt rất tốt. Hà diệp : Thanh nhiệt giải thử, xuất huyết giai đoạn cấp tính triệu chứng phần nhiều là thực nhiệt cho nên dùng thuốc phần nhiều là thanh nhiệt giáng hỏa, đoạt thực của bệnh. Thuốc đắng lạnh thường hay thương âm cho nên dùng Ngọc trúc là thuốc dưỡng âm nhưng không tư nhuận như vậy có bổ âm mà không lưu tá – tá dược. Tử thảo, Tây thảo: Giải độc lương huyết, chỉ huyết hóa ứ – chỉ huyết, tiêu rút xuất huyết và tăng tiểu cầu có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh này.

2.3.3. Thể âm hư

* Chứng trạng

Sắc mặt đỏ nạt, đầu váng mắt hoa, xuất huyết dưới da – chủ yếu là ở chân, miệng khô, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền,

* Pháp điều trị

Tư âm bổ huyết

* Bài thuốc.

Lý huyết dưỡng can bổ tỳ thang.

Đương quy 12g Bạch thược 15g
Sinh địa 20g Đan bì 12g
A giao 9g Hạn liên thảo 12g
Bạch truật 12g Phục linh 12g
Chích thảo 6g

* Ý nghĩa bài thuốc.

Trường hợp âm hư, thuốc không nên ôn táo, đắng hàn. Ôn táo càng tổn thương âm, đắng hàn càng tổn thương dương, không lợi cho chữa bệnh, thuốc sử dụng nên ngọt hàn.

Đương quy, Bạch thược : Bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng huyết liễm âm. Sinh địa, Đan bì : Tư âm lương huyết hóa ứ. Hạn liên thảo, A giao: Tư âm bổ huyết. Bạch truật, Phục linh, Chích thảo :kiện tỳ ích khí bổ trung.

Bài thuốc có tác dụng : Tư âm bổ huyết để dưỡng can, khiến cho huyết được can tàng, kiện tỳ ích khí bổ huyết, khiến cho huyết được tỳ quản lý. Như vậy huyết dịch sẽ vận hành đúng đường của nó.

Xuất huyết thường xuất hiện tự nhiên nhưng cũng có khi do một va chạm hay thủ thuật dù là rất nhỏ (tiêm, nhổ răng) hoặc do các yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn, nhiễm độc
Xuất huyết thường xuất hiện tự nhiên nhưng cũng có khi do một va chạm hay thủ thuật dù là rất nhỏ (tiêm, nhổ răng) hoặc do các yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn, nhiễm độc

2.3.4. Thể huyết ứ.

* Chứng trạng

Niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, miệng khô, khát nhưng không thích uống, chất lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban xanh tím, mạch trì hoặc sác.

* Pháp điều trị

Hoạt huyết hóa ứ thông lạc.

* Bài thuốc

Ngô thị tiêu tử điến phương

Đương quy 20g Xích thược 15g
Đào nhân 15g Đan sâm 30g
Ngũ linh chi 10g Ngưu tất 10g
Hồng hoa 10g Sinh bồ hoàng 8g
Xuyên khung 10g

* Ý nghĩa bài thuốc.

Triệu chứng là huyết ứ, nên hóa ứ, lạc mạch không thông nên thông mạch. Khí hư, khí trệ, huyết nhiệt, huyết hàn…đều dẫn tới huyết ứ.

Đào nhân (liều cao): Tập trung hoạt huyết tán ứ, hoạt huyết lý khí, hoạt huyết chỉ huyết. Huyết ứ được hóa, lạc mạch được thông (giảm bớt tính thẩm thấu của thành mạch máu, cả giảm ảnh hưởng của các nhân tố gây rối loạn yếu tố đông máu ) thì huyết không lưu thông ra ngoài. Nếu  khí hư nặng gia thêm Hoàng kỳ, Đẳng sâm…ích khí hoạt huyết. Nếu đại tiện táo gia Xuyên quy.

2.4. Phòng bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu

Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng chống bệnh (bệnh cs liên quan đến cơ chế tự miễn).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *